Theo nhà nghiên cứu chuyên gia da liễu Joshua Zeichner, Giám đốc trung tâm nghiên cứu da liễu và mỹ phẩm, bệnh viện MT.Sainai ở thành phố New York thì làn da chính là một tấm bảng hiển thị những gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Những nốt mụn thường không mọc tự nhiên, vị trí mụn sẽ gửi đến bạn thông điệp về tình trạng sức khỏe và các vấn đề vệ sinh mà bạn đang gặp phải. Hãy cùng mình khám phá xem vị trí mụn mọc cảnh báo điều gì nhé!

Cảnh báo sức khỏe qua vị trí nổi mụn
1. Mụn mọc ở trán :
Nếu bạn bị mụn mọc ở trán thì bạn nên coi lại, vì đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn để, ruột non của bạn không tiêu hóa được hết thức ăn, cũng có thể là do độc tố tích lũy trong cơ thể không được đào thải kịp thời. Vì vậy mà bạn nên bổ sung thêm nước để hệ tiêu hóa được làm việc tốt hơn cũng như kịp thời thải các chất độc ra ngoài. Thường thì những người chịu áp lực tâm lý, tính khí không ổn định, hay để bụng thì thường gặp phải mụn ở trán.
Vị trí mụn ở trán cũng tương ứng với phần tim, suy nghĩ nhiều khiến tinh thần tổn hao, tuần hoàn máu không tốt, nhiệt huyết chảy lên phần mặt tập trung ở tim, nếu tim suy yếu sẽ dẫn đến mụn.
2. Mụn mọc ở má:
Mụn mọc ở má phải đang phản ánh tình trạng phổi của bạn không tốt, người mắc bệnh hô hấp, nếu bạn hút thuốc lá nhiều hoặc là người bị hen suyễn thì các mao mạch nhỏ dưới da của bạn dễ bị phá vỡ và tạo nên mụn ở má. Hoặc là do các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với má như là điện thoại, chăn gối … không được vệ sinh đúng cách cũng dễ dàng gây nên mụn.
3. Mụn mọc ở quanh miệng:
Những nốt mụn mà mọc ở quanh miệng thì bạn nên xem lại vấn đề tiêu hóa. Vị tiếp nhận các thức ăn, Tỳ lại có nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào. Nếu bạn ăn uống không đều độ thì một trong 2 cơ quan này suy yếu làm dẫn đến nổi mụn quanh miệng. Chính vì vậy mà bạn nên tránh những thức ăn có tính axit (giấm hay chanh) có thể gây viêm da và kích ứng da, hoặc là các thức ăn chứa dầu mỡ nhiều sẽ làm bịt kín các lỗ chân lông quanh miệng và gây nên mụn.
Mụn mọc ở cằm:
Khi mà cằm xuất hiện những nốt mụn khô cứng và to thì bạn nên chú ý, vì mụn mọc ở đây là biểu hiện cho hệ sinh sản đang có một số vấn đề. Nhưng nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng trước hoặc sau các kỳ kinh nguyệt thì là do việc thay đổi nội tiết tố hoặc các hormone sinh dục tăng cao. Vào khoảng thời gian này bạn không nên vận động quá nhiều để hạn chế sự tăng tiết mồ hôi, cùng kết hợp với những loại thức ăn giảm nhiệt và thanh lọc cơ thể thì bạn có thể làm giảm tình trạng mụn ở cằm.
Mụn mọc ở mũi:
Mụn mọc ở mũi là biểu hiện của nội tạng hoặc dạ dày quá nóng, hệ tiêu hóa làm việc không tốt nên không thể đẩy nhanh các chất thải ra ngoài. Cũng có thể là bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, tim bị thiếu oxy hoặc các vitamin cần thiết nên hệ tuần hoàn làm việc kém dẫn đến mụn. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng mụn ở mũi thì bạn nên tránh ăn những đồ ăn chiên xào, cay nóng. Năng tập thể dục để đẩy nhanh sự trao đổi chất trong cơ thể, ăn những trái cây giàu vitamin và khoáng chất để bù đắp lại sự thiếu hụt.
Theo Bác sĩ Zeichner, nếu bạn đã nổi mụn thì nên sử dụng các đơn thuốc hoặc kem có chứa benzoyl peroxide 2,5%, gel salicylic acid 2% và hydrocortisone 1% thì sẽ làm giảm bớt tình trạng mụn đang có. Tuy nhiên với những loại da dễ bị viêm hoặc dễ bị kích ứng thì không nên sử dụng những loại thuốc hoặc kem nói trên, mà chỉ nên dùng những phương pháp trị liệu từ thiên nhiên cho an toàn.
Blog trị mụn hiệu quả đã chia sẽ với các bạn rất nhiều cách trị mụn khác nhau từ thiên nhiên trong chuyên mục Mẹo trị mụn, vừa an toàn, vừa khoa học mà lại dễ dàng thực hiện nữa. Không tốn kém mà hiệu quả cao, các bạn hãy tham khảo và áp dụng thử xem sao nhé!
[iphorm id=”2″ name=”tu-van-san-pham”]
Trả lời